screenshot_20220824_231324
Giải Trí

Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng ESG vào trong hoạt động kinh doanh cho tăng trưởng bền vững”

Là một phần trong chuỗi hoạt động thiết thực nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Tạp chí điện tử Kinh tế-Chứng khoán Việt Nam và Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) nhằm nâng cao nhận thức về ESG và tài chính bền vững cho các doanh nghiệp địa phương và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng ESG vào trong hoạt động kinh doanh.

Ngày 26/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” được tổ chức. Sự kiện thu hút sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành về ESG, các đại diện doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai ESG tại Việt Nam và đông đảo các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững.


Hội thảo cung cấp kiến thức và hành lang pháp lý thực hành ESG-hướng tới việc phát triển khu công nghiệp xanh - nhà máy xanh, nhằm nâng cao vị thế của từng Khu Công Nghiệp, từng doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp thông qua việc hướng tới thực hành bộ tiêu chí ESG để phát bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề nóng, thiết thực và quan trọng mà VIREA sẽ chú trọng, đồng hành cùng hội viên trong thời gian tới".

Theo quy định hiện hành, những công ty đại chúng có quy mô lớn phải công bố báo cáo ESG trong báo cáo thường niên. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030” số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, trong đó nêu rõ: "Nâng cao chất lượng báo cáo thường niên của công ty đại chúng, hướng tới yếu tố phát triển bền vững dựa trên áp dụng tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (tiêu chuẩn ESG) theo thông lệ quốc tế."

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc áp dụng và công bố báo cáo ESG. Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” chính là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ về quy định hiện hành, các giải pháp thực hiện hiệu quả ESG và những lợi ích kinh tế mà ESG mang lại.

Ông Huỳnh Thanh Trung- Chủ tịch HĐQT LeanWares (thành viên Ban Công nghệ và Phát triển bền vững LCH Bất động sản Công nghiệp Việt Nam) với phiên tham luận “Thực hành ESG trong quá trình thiết lập Khu công nghiệp xanh và nhà máy xanh - Thúc đẩy cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”

Ông Nguyễn Võ Trường An - Phó TổnHội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ESG và các Đại diện doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong việc triển khai thực thi bộ tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam: Thạc sĩ Đặng Bùi Khuê- Giám đốc Phát triển bền vững TUV NORD Việt Nam với phiên tham luận Tổng quan về ESG thế giới và bối cảnh Việt Nam – Cách vượt qua cạm bẫy để không thuộc nhóm “tẩy xanh”

Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn- Giám đốc kỹ Thuật về ESG của Công ty Tư vấn và đào tạo SMP với phiên tham luận Chuyên đề “Sự vận động hành lang pháp lý xoay quanh câu chuyện ESG – mặt sáng mặt tối trong báo cáo ESG”.

Theo quy định hiện hành, những công ty đại chúng có quy mô lớn phải công bố báo cáo ESG trong báo cáo thường niên. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030” số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, trong đó nêu rõ: "Nâng cao chất lượng báo cáo thường niên của công ty đại chúng, hướng tới yếu tố phát triển bền vững dựa trên áp dụng tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (tiêu chuẩn ESG) theo thông lệ quốc tế."

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc áp dụng và công bố báo cáo ESG. Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” chính là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ về quy định hiện hành, các giải pháp thực hiện hiệu quả ESG và những lợi ích kinh tế mà ESG mang lại.g Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA - Tập Đoàn CT Group) đã trình bày những giải pháp phát triển kinh tế bền vững, thu hút FDI thông qua mô hình Khu công nghiệp xanh. Ông cũng chia sẻ về kinh nghiệm của Tập đoàn CT Group trong việc xây dựng và phát triển Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) nhằm tạo ra thị trường phát thải carbon hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero của Việt Nam.

Tại Hội thảo, Bà Phạm Minh Châu – đại diện Ngân hàng BIDV chia sẻ: BIDV hiện là Ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản kết thúc năm 2023 đạt 2,3 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 2,19 triệu tỷ đồng, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. BIDV tự hào là ngân hàng tiên phong trong xây dựng chiến lược và thực hành ESG, kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành “ngân hàng xanh” trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố: tính đến cuối năm 2022, các KCN, KKT đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 231 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện khoảng 221,3 tỷ USD và hơn 10.400 dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 2,54 triệu tỷ đồng. Năm 2020, các doanh nghiệp trong KCN, đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu 138 tỷ USD, tương đương tỷ trọng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp vào ngân sách 137 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 1-2.jpg

Tại buổi hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam và Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) nhằm phát huy năng lực, thế mạnh của mỗi bên với mục tiêu triển khai, tổ chức các hoạt động có ý nghĩa phụng sự xã hội. Hai bên sẽ phối hợp và tham gia tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực và chủ đề tài chính, kinh tế mà hai bên cùng quan tâm.

Theo ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam, cho biết hiện nay cả nước có 428 khu công nghiệp (KCN) được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (trong đó có 4 khu chế xuất) với tổng diện tích gần 128.684 ha, tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 86.208 ha. Theo quy hoạch của các tỉnh, thành phố trên cả nước, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 558 Khu công nghiệp với tổng diện tích đất sử dụng 205.800 ha và 1.500 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 50.000 ha. Dự báo đến năm 2050, diện tích đất khu, cụm công nghiệp trên cả nước sẽ ổn định ở mức 300 -350.000 ha.

Với sự tham gia của các diễn giả uy tín và các chủ đề thiết thực, hội thảo đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích và thực tiễn cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức về ESG và tài chính xanh, thúc đẩy hành động ứng dụng ESG vào hoạt động kinh doanh và xây dựng một nền kinh tế Việt Nam bền vững, phát triển.

Ngọc Hân

LIÊN HỆ
0776317224
Liên hệ Quảng Cáo

0776317224
screenshot_20220824_231324

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Hân