screenshot_20220824_231324
Giải Trí

Giải pháp điện mặt trời kết hợp lưu trữ năng lượng giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng 

Cách mạng năng lượng đang bùng nổ khắp nơi trên thế giới với sứ mệnh giúp thế giới thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nỗ lực ngăn chặn thảm họa khí hậu đang rất hiện hữu. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết Zero Carbon vào năm 2050

Ngày 30/11 tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo với chủ đề "Điện mặt trời thế hệ tiếp theo". Chương trình do LITHACO, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia hàng đầu từ các tập đoàn công nghệ năng lượng như SolarEdge, Fimer (ABB), HUAWEI, và SMA tổ chức đã đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Cách mạng năng lượng đang bùng nổ khắp nơi trên thế giới với sứ mệnh giúp thế giới thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nỗ lực ngăn chặn thảm họa khí hậu đang rất hiện hữu. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết Zero Carbon vào năm 2050.

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành năng lượng tái tạo, đại diện từ các thương hiệu danh tiếng như Huawei, SolarEdge, Fimer (ABB), SMA, AE (Germany), Axitec (Germany)mang đến kiến thức chuyên sâu và những giải pháp toàn diện cho điện mặt trời. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để các cá nhân và doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng sạch, tìm kiếm đối tác và mở rộng mạng lưới hợp tác.

Tại chương trình, các chuyên gia đã giới thiệu các giải pháp và công nghệ mới phù hợp với chính sách khuyến khích mới và các xu hướng năng lượng hiện đại với những nội dung thiết thực và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và các đại lý trong ngành năng lượng như:

Công nghệ tấm quang điện mới nhất với hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu điện mặt trời hiện đại.

Công nghệ bộ chuyển đổi điện (inverter hybrid) thế hệ tiếp theo.

Công nghệ pin lưu trữ năng lượng Lithium – ion mới nhất, mật độ năng lượng mạnh mẽ, an toàn và có chức năng quản lý năng lượng thông minh và có tuổi thọ có thể lên đến 30 năm.

Giải pháp điện mặt trời kết hợp lưu trữ năng lượng giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giúp các doanh nghiệp và gia đình không bao giờ bị cúp điện, pin lưu trữ giúp hệ thống điện mặt trời vận hành an toàn ổn định, giảm phụ thuộc vào lưới điện tiến tới độc lập năng lượng.

Giải pháp tối ưu hóa công suất tiên tiến cho các hệ thống năng lượng mặt trời, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí.

Điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ – các giải pháp tối ưu phù hợp với chính sách khuyến khích của Chính phủ, giúp doanh nghiệp và gia đình tự chủ về năng lượng, giảm thiểu chi phí điện năng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia chia sẻ kiến thức về lắp đặt, thiết kế hệ thống điện mặt trời đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp tiêu chuẩn ngành điện.

Hội thảo là cơ hội quý báu để các nhà quản lý, doanh nghiệp, và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo tiếp cận những giải pháp tiên tiến nhất, đồng thời cập nhật các chính sách mới nhất hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Năm 2017 Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời lần đầu tiên (tạm gọi là FiT 1) theo QĐ 11/2017/QĐ-TTg) và tiếp đó là FiT 2 (QĐ 13/2020/QĐ-TTg). Việt Nam đã tạo ra một bước đột phá lớn trong lĩnh vực điện mặt trời, đưa tổng công suất lắp đặt đạt 16,6 GW vào cuối năm 2020 và lọt vào Top 10 quốc gia lắp đặt điện mặt trời lớn nhất thế giới. Trong số này, 7,7 GW là điện mặt trời mái nhà với hơn 105 ngàn hệ thống, phần lớn là hệ thống nối lưới không sử dụng pin lưu trữ, được xem như thế hệ đầu tiên của điện mặt trời tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh đã gây áp lực lên hệ thống truyền tải và vận hành lưới điện, đặc biệt vào những ngày cuối tuần khi các nhà máy công nghiệp giảm công suất. Với Quy hoạch Điện VIII và Nghị định 135/2024/NĐ-CP, Chính phủ đang mở ra một kỷ nguyên mới, tập trung vào mô hình tự sản xuất tự tiêu thụ. Kết hợp với sự trưởng thành của công nghệ inverter hybrid, pin lưu trữ Lithium-ion, và tấm quang điện hiệu suất cao với chi phí ngày càng thấp, đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ lần thứ hai của điện mặt trời – thế hệ mới.

Ngày 15/5/2023, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Quy hoạch Điện VIII, với mục tiêu đến năm 2030 đạt 50% nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời. Ngày 22/10/2024, Nghị định 135/2024/NĐ-CP ra đời, mở ra cơ chế và chính sách đột phá cho việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Dự kiến, thị trường điện mặt trời mái nhà cho nhà máy công nghiệp và hộ gia đình sẽ bùng nổ trong thời gian tới nhờ chính sách này.

Tại sự kiện, các chuyên gia và khách mời cũng thảo luận chuyên sâu về chính sách khuyến khích và ưu đãi, đặc biệt là Nghị định 135/2024/NĐ-CP nhằm thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà và hỗ trợ các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng.

Ngọc Hân

In bài viết
LIÊN HỆ
0776317224
Liên hệ Quảng Cáo

0776317224
screenshot_20220824_231324

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Hân