screenshot_20220824_231324
Giải Trí

Bức tranh ngành xăng dầu: Lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất lên đỉnh, phân phối trượt dốc

Cùng kinh doanh về xăng dầu song bức tranh kinh doanh của các ông lớn trong 9 tháng đầu năm chia thành hai thái cực, lọc dầu Bình Sơn ghi nhận lãi đậm trong khi lợi nhuận các công ty phân phối như Petrolimex và PVOIL lại đi xuống.


Biên lợi nhuận quý III của PVOIL và Petrolimex trái chiều

Thị trường xăng dầu trong nước trải qua một phen chao đảo sau ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine và sự cố giảm công suất ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hồi đầu năm.

 (Số liệu: Bộ Công Thương, Biểu đồ: Phạm Mơ)

Sau khi lập đỉnh vào kỳ điều chỉnh cuối cùng của quý II (21/6), giá xăng dầu đã lao dốc 5 kỳ liên tiếp. Tính chung quý III, giá xăng dầu có 9 kỳ điều chỉnh, trong đó 7 kỳ giảm, 2 kỳ tăng. 

Thị trường xăng dầu biến động mạnh đã tác động không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu trong quý III.

Thực tế, các doanh nghiệp đã phải nhập hàng với giá vốn cao, trong khi giá bán lẻ xăng dầu ở mức thấp, điều này đã kéo biên lợi nhuận gộp quý III giảm so với quý III/2021, thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mức nền thấp.

 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý III/2022 các doanh nghiệp

   Nguồn: BCTC quý III/2022 các doanh nghiệp 

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL - Mã: OIL) ghi nhận doanh thu thuần đạt 25.962 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, công ty lại lỗ sau thuế 373 tỷ đồng quý III trong khi cùng kỳ có lãi gần 57 tỷ đồng.

Biên lãi gộp quý III giảm 3,5 điểm % so với quý trước và giảm điểm 3,1% so với cùng kỳ, còn hơn 1,2%. Đây cũng là mức thấp nhất trong 10 quý qua.

Trong văn bản giải trình, PVOIL lý giải 6 tháng đầu năm, giá dầu thế giới liên tục tăng, đặc biệt kể từ khi chiến sự giữa Nga-Ukraine xảy ra. Tuy nhiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9, giá dầu thế giới đảo chiều giảm liên tục do lo ngại suy thoái kinh tế, lạm phát. 

Dựa theo diễn biến giá thế giới, Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III làm cho lãi gộp của PV OIL giảm sâu, trong khi các chi phí gia tăng khiến công ty ghi nhận lỗ.

Luỹ kế 9 tháng, PVOIL đạt 79.617 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 2021 và lãi sau thuế 431 tỷ, giảm 17%. Với kết quả này, PV OIL đã vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Phạm Mơ tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý III của các doanh nghiệp.  

Trái với PVOIL, biên lợi nhuận quý III của Petrolimex ghi nhận tăng 1 điểm % so với quý II, lên 3,8% nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác.

Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) công bố doanh thu thuần đạt 73.695 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 190 tỷ đồng, tăng 137%. Biên lãi gộp quý III đạt 3,8%, giảm so với mức 5,9% cùng kỳ năm ngoái. 

Tập đoàn cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III phát sinh lỗ trong kỳ có lãi do giá xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến bất thường theo xu hướng giảm và chi phí khâu tạo nguồn, khâu lưu thông thực tế tăng cao hơn chi phí định mức theo quy định được tính trong giá cơ sở.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động lĩnh vực khác tăng so với cùng kỳ do một số công ty con kinh doanh trong mảng vận tải, nhiên liệu bay đã hoạt động ổn định trở lại hậu COVID-19.

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng suy giảm so với cùng kỳ do khoản lỗ tỷ giá 289 tỷ trong khi cùng kỳ có lãi 61 tỷ trong bối cảnh đồng USD liên tục mạnh lên so với VND.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của Petrolimex đạt 225.697 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021 song lãi sau thuế giảm 79% còn 498 tỷ đồng.

Năm 2022, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 186.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.060 tỷ đồng. Với 614 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 9 tháng, doanh nghiệp mới hoàn thành 20% kế hoạch lợi nhuận nhưng đã vượt 21% chỉ tiêu doanh thu cả năm.

Trong văn bản gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đầu tháng 11, Petrolimex cho biết chi phí kinh doanh định mức đã được điều chỉnh từ ngày 11/7 nhưng vẫn đang thấp hơn so với chi phí kinh doanh thực tế bình quân đã được kiểm toán trong năm 2021 khoảng 184-598 đồng/lít, tương ứng với 13-39% đối với giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu.

Với chi phí premium nhập khẩu với xăng khoáng để pha chế xăng E5 RON 92, chênh lệch 622 đồng/lít; xăng RON 95 chênh lệch 551 đồng/lít; các mặt hàng dầu chênh lệch từ gần 300-680 đồng/lít...

"Chi phí định mức trong giá cơ sở thấp hơn nhiều so với thực tế năm 2021 đã được kiểm toán nên tập đoàn không thể triển khai các kế hoạch", Petrolimex đánh giá.

Do đó, Petrolimex kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh và phản ánh kịp thời vào giá cơ sở tại chu kỳ điều hành giá gần nhất.

Sau khi lấy ý kiến của Bộ Công Thương và nhiều doanh nghiệp xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu ngay trong kỳ điều hành ngày 11/11 tới.

Cụ thể, Bộ Tài chính nâng chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam với xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 lên 640 đồng/lít (tăng 290 đồng); xăng RON95 ở mức 1.280 đồng/lít (tăng 560 đồng); dầu diesel 0,05S: 730 đồng/lít (tăng 160 đồng); dầu hỏa: 1.740 đồng/lít (tăng 660 đồng).

CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định việc tăng phí premium và chi phí vận chuyển trong việc cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu có thể giúp lợi nhuận của các nhà phân phối xăng dầu như Petrolimex và PVOIL trong quý IV tăng so với quý III.

Ngoài ra, sự phục hồi gần đây của giá dầu thế giới cũng có thể giúp cho các công ty này về hưởng lợi về hàng tồn kho.

Một doanh nghiệp sản xuất tăng công suất 5 lần/năm, thu lãi khủng

Cùng trong bối cảnh giá xăng dầu "nhảy múa", khan hiếm nguồn cung, trong khi doanh nghiệp phân phối chật vật thì đầu mối sản xuất lọc dầu Bình Sơn lại liên tục tăng công suất, thu lãi đậm.

Phạm Mơ tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý III của các doanh nghiệp.  

Cụ thể theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) ghi nhận doanh thu thuần 39.567 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế quý III giảm 4%, còn 455 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục điều chỉnh giảm trong quý III, biên lợi nhuận gộp lao dốc xuống 1,6% từ mức 20,4% trong quý II.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của lọc dầu Bình Sơn đạt 126.717 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021; lãi sau thuế đạt 12.899 tỷ đồng, gấp 3,2 lần.

Năm 2022, BSR đề ra mục tiêu gần 91.678 tổng doanh thu, 1.295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau ba quý, công ty đã vượt 38% kế hoạch doanh thu và gấp gần 10 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Trong 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của BSR hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm, cung cấp khoảng 30% sản phẩm xăng, dầu cho thị trường trong nước.

Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022. 

Trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu trong nước bị thiếu hụt ở một số địa phương, nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa nâng công suất lên 112% để góp phần giảm áp lực nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Đây là lần tăng công suất thứ 5 trong năm 2022.

Công ty Chứng khoán VNDirect dự phóng lãi ròng của lọc dầu Bình Sơn năm 2022 sẽ tăng 128% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận lọc dầu tăng đột biến. Tuy nhiên chỉ số này có thể giảm 40% vào năm 2023 khi tỷ suất lợi nhuận lọc dầu hạ nhiệt và doanh nghiệp này bước vào đợt bảo dưỡng định kỳ.

 
Hạnh Dung
In bài viết
LIÊN HỆ
0776317224
Liên hệ Quảng Cáo

0776317224
screenshot_20220824_231324

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Hân